Đức Phanxicô luôn mang lời của bà nội theo mình mỗi ngày

320

CNA, Elise Harris, 11-3-2015

Trong buổi tiếp kiến chung ngày 11-3 vừa qua ở Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Phanxicô vinh danh các ông bà nội ngoại, họ đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của các người trẻ. Tôi rất quý trọng lời của bà nội viết cho tôi nhân ngày tôi chịu chức. Đến bây giờ tôi vẫn còn giữ, tôi để trong quyển kinh nhật tụng”, Đức Phanxicô đã nói với tín hữu hành hương ở Quảng trường Thánh Phêrô nhân buổi tiếp kiến chung ngày 11-3-2015.

Đức Phanxicô luôn mang lời của bà nội theo mình mỗi ngàyTrong quyển sách phỏng vấn “Tôi tin tưởng ở con người,” Đức Phanxicô đã nhắc đến bức thư này, ký giả Andrea Tornielli báo Vatican Insider ghi lại.

Bức thư viết như sau, “Trong ngày tuyệt vời mà con cầm trong bàn tay thiêng liêng của con Đấng Kitô Cứu Chuộc và cái ngày mở trước mắt con một con đường tông đồ vừa dài vừa sâu đậm nhất, bà tặng con món quà nhỏ này, nó có rất ít giá trị vật chất nhưng mang một giá trị tinh thần rất lớn.” Cùng với bức thư này, bà nội cũng viết một chúc thư – dù ngày chịu chức của cha Jorge bà có dự lễ -, trong chúc thư có câu: “Các cháu mà bà hiến tặng hết cả tâm hồn, bà mong các cháu sống lâu và hạnh phúc,  nhưng nếu có ngày nào các con bị bệnh, bị đau, bị mất người thân làm cho các con buồn thì các con nhớ, một tiếng thở dài hướng về Nhà Tạm, nơi có người thánh tử đạo cao cả nhất, uy nghiêm nhất và một ánh nhìn về Đức Mẹ dưới chân thánh giá có thể nhỏ một giọt dầu xoa dịu trên vết thương sâu thẳm nhất và đau đớn nhất.”

Đức Phanxicô, người con cả của một gia đình có năm người con, đã sống tuổi thơ ấu của mình với bà nội Rosa, người săn sóc ngài khi các em của ngài sinh ra đời. Bà đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục ngài và ngài rất quý trọng bà.

Khi tâm hồn người lớn tuổi không còn đau xót vì quá khứ, không vướng vào tính ích kỷ của hiện tại thì họ tập trung vào con cháu, họ mong tìm ở đó sự trợ lực trong đức tin và ý nghĩa cho cuộc sống của họ,” ngài nói.

Ngài cũng đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc cầu nguyện cho người lớn tuổi, cám ơn cho những năm tháng được Chúa chúc phúc mà nhiều lúc họ không nhận ra và cũng cầu nguyện cho các nhu cầu và hy vọng của người trẻ.

Khả năng thanh tẩy của đức tin và của lời cầu nguyện có thể giúp xã hội tìm được “phương cách khôn ngoan nhất để dạy người trẻ rằng ý nghĩa của cuộc sống là ở tình thương và quan tâm đến các hy sinh khác.”

Thánh Simêôn và Annà, hai hình ảnh trong Thánh Kinh nói lên cách mà người già có thể sống những ngày cuối đời của mình, ngài cho biết chính mình cũng ở trong giai đoạn này.

Hình ảnh hai ngôn sứ lớn tuổi ở trong ngôi đền, chờ Đấng Thiên Sai đến, đó là “trọng tâm của cầu nguyện,” ngài nói, cầu nguyện là một ơn vừa cho gia đình, vừa cho Giáo hội.

Vì chúng ta được Chúa gọi để theo Ngài trong mọi giây phút, mọi hoàn cảnh của cuộc sống nên những người lớn tuổi có một “sứ mệnh đặc biệt” để chu toàn và để trao tặng ơn ban, Đức Phanxicô giải thích.

Đức Phanxicô nói, thời gian cuối đời này không phải là thời gian bỏ đi và thời gian ở bên lề, ngài nhắc lại ông Simêôn và bà Annà, cả hai đã nhận một sức mạnh mới khi họ ca tụng Chúa đã cho họ nhận biết Chúa Giêsu như Đấng Thiên Sai.

“Các ông bà nội ngoại ngày nay được mời gọi để thành lập một ban hợp ca thường trực trong Đèn Thánh thiêng liêng của thế giới chúng ta ngày nay, hỗ trợ bằng lời cầu nguyện, nêu gương bằng lòng can đảm, qua chứng tá của họ, “Đức Phanxicô tuyên bố.

Đức Phanxicô cũng cầu nguyện để trong một thế giới thường có nhận thức sai về những người lớn tuổi thì Giáo hội có thể là mẫu gương của sự nhận biết “phần đóng góp và quà tặng của họ” và giúp có một “đối thoại phong phú giữa các thế hệ.”

“Tôi mong Giáo hội có thể vượt lên khỏi nền văn hóa của loại bỏ, cổ động cho sự gặp lại nhau và chấp nhận nhau giữa các thế hệ khác nhau!” ngài nói và xin các tín hữu hành hương cùng cầu nguyện theo ý chỉ này.

Marta An Nguyễn chuyển dịch