Cải tổ giáo triều

473

Cải cách giáo triềuTrong buổi họp đầu tiên, hội đồng các hồng y sẽ trình bày với các hồng y khắp thế giới về các dự án sát nhập các cơ quan.

Andrea Tornielli

Vatican

Giáo hoàng Phanxicô đã mời các hồng y từ khắp thế giới dự Hội nghị Hồng y sắp đến (thứ năm đến thứ sáu) với hai việc là tấn phong các tân hồng y, và tập trung bàn về cải tổ Giáo triều. Cách đây vài ngày, các hồng y đã nhận được văn kiện chuẩn bị cho hội nghị lần này. Văn kiện này không phải là bản thảo cho một Tông hiến mới, nhưng là tóm tắt công việc trong năm qua của nhóm G9, hội đồng hỗ trợ Giáo hoàng trong việc quản trị Giáo hội Hoàn vũ, cùng với các tiêu chuẩn mà hội đồng này nhắm đến. 9 hồng y đã họp với Giáo hoàng sáng nay, bàn về cách trình bày các kết quả công việc của mình với các đồng sự trong Hội nghị Hồng y.

Các đề xuất đã được công bố. Chi tiết của những đề xuất này, đã được trình bày với các trưởng cơ quan Giáo triều Roma, và hầu như đã nhận được sự đồng thuận, bất chấp sự phản đối có thể hiểu được của những người dường như sẽ bị ảnh hưởng bởi các việc sát nhập. Bước thứ hai trong cải tổ Giáo triều, sau bước cải tổ cơ cấu vốn bao gồm việc thành lập Phòng Kinh tế, sẽ là cắt giảm con số các Hội đồng Giáo hoàng bằng cách sát nhập, thành lập 2 cơ quan lớn, một sẽ dành để lo về giáo dân và chịu trách nhiệm về các vấn đề gia đình và đời sống. Cơ quan còn lại sẽ dành để lo về bác ái và công lý, được thành lập nhờ sát nhập từ các Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình, Cor Unum, Chăm lo Mục vụ cho Di dân và Du mục, và Hỗ trợ cho các Nhân viên Y tế. Cả hai cơ quan lớn sẽ được thành lập này, sẽ được chia nhỏ thành các phòng ban và trách nhiệm giữ như cũ, nhưng sẽ giảm bớt con số các trưởng cơ quan giáo triều. Như thế, con số các hồng y Giáo triều sẽ giảm xuống. Trong tương, hai cơ quan mới này, sẽ dành nhiều vị trí trách nhiệm hơn cho các giáo dân và gia đình.

Vẫn chưa rõ liệu hai cơ quan mới này sẽ trở thành Thánh bộ hay chỉ là Hội đồng Giáo hoàng. Tông hiến Pastor Bonus của Gioan Phaolô II về Giáo triều Roma, phân biệt giữa Thánh bộ và Hội đồng Giáo hoàng, bởi Thánh bộ có quyền tài phán hành động thay mặt Giáo hoàng, còn hội đồng thì không.  Dù thế, Tông hiến cũng xác định là cả hai có ‘giá trị tương đồng.’ Theo một số chuyên gia giáo luật, về tiêu chuẩn quyền tài phán, thì chẳng có vấn đề gì khi chuyển cơ quan về giáo dân thành một Thánh bộ, nhưng cơ quan về bác ái, công lý và hòa bình, sẽ còn phải giải quyết nhiều khúc mắc đặc thù. Dù thế, cơ quan về bác ái và công lý, có vẻ sẽ khá lớn và chịu trách nhiệm giải quyết nhiều vấn đề quan trọng vốn đặc biệt xác đáng thời nay là: công lý, hòa bình và di cư.

Nhóm G9 không có đề xuất nào về việc cải tổ các Thánh bộ hiện thời của Vatican. Một vài công việc sẽ được chuyển giao từ Thánh bộ này qua Thánh bộ khác, như đã từng có trong những năm gần đây. Cũng chưa có quyết định nào về Quốc vụ khanh.

Như đã biết, và đã công bố, cần có một năm nữa được các cải tổ được đưa vào thực hiện trọn vẹn. Và việc thực hiện các quyết định này sẽ diễn ra theo từng giai đoạn, như việc thành lập Phòng Kinh tế vậy.

 

J.B. Thái Hòa chuyển dịch từ Vatican Insider