Người vô gia cư bị bệnh được một cha xứ nhanh trí cứu

293

Zenit.org, 23-1-2015

Trên chuyến bay từ Manila, Phi Luật Tân về Rôma ngày 19-1-2015, Đức Phanxicô kể câu chuyện một cha xứ nhanh trí đã cứu người vô gia cư bị bệnh.

Đức Phanxicô, Giáo hội và người nghèo

Một trong các bạn đã hỏi tôi, tôi sẽ nhắn gì với người Phi Luật Tân, tôi đã trả lời: người nghèo. Đó là thông điệp mà Giáo hội muốn nói đến ngày hôm nay.

Và những gì các bạn nói về Sri Lanka, người Tamul, nạn kỳ thị, người nghèo, các nạn nhân của nền văn hóa vứt bỏ. Rất đúng, các bạn đã biết. Hôm nay người ta không vứt giấy, vứt nhiều rồi. Người ta vứt con người. Nạn kỳ thị là một hình thức vứt bỏ, đúng không? Người ta vứt bỏ con người. Một cái gì tựa như đẳng cấp, một hình ảnh vừa mới đến trong đầu tôi. Như vậy thì không đi đến đâu. Và ngày nay “vứt bỏ” người nào để bắt qua một chuyện gì khác là chuyện bình thường. Như công việc bạn nói về các khách sạn sang trọng và những chiếc lều lá tồi tàn.

Ở giáo phận Buenos Aires của tôi có một khu phố hiện đại gọi là Puerto Madero kéo dài tới nhà ga và tiếp đó là khu phố nghèo khổ “Villa Miseria”, những người nghèo, người này tiếp người kia. Một bên là có 36 tiệm ăn sang trọng, giá cắt cổ; bên kia là đói, đấm đá nhau. Còn chúng ta, chúng ta xem đó là chuyện bình thường, đúng không? Đúng, chúng ta một bên, những người bên lề xã hội một bên. Và đó là nạn nghèo khổ và tôi nghĩ Giáo hội càng ngày càng phải làm gương, phải từ chối hết mọi hình thức ăn chơi trần tục.

Đối với những người có đời sống tận hiến, các giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân, những người có đức tin thật sự thì thú ăn chơi trần tục là tội nặng nhất trong các tội, đe dọa nặng nhất trong các đe dọa. Thật là xấu khi thấy một  người có đời sống tận hiện, một người của Giáo hội, một nữ tu lại có đời sống thời thượng theo các thú vui thế gian! Rất xấu! Đó không phải là con đường của Chúa Giêsu chỉ dẫn. Đó là con đường của một tổ chức Phi Chính Phủ tự cho mình là Giáo hội! Nhưng đó không phải là Giáo hội của Chúa Giêsu vì Giáo hội của Chúa Giêsu không phải là một tổ chức Phi Chính Phủ, Giáo hội của Chúa Giêsu là một chuyện khác. Nhưng khi Giáo hội trở thành thời thượng – một phần của Giáo hội, những người này – trở thành một tổ chức Phi Chính Phủ và họ không còn là “Giáo hội”.

Giáo hội của Chúa Kitô, Đấng chết và sống lại để cứu chúng ta là Giáo hội làm chứng cho các tín hữu Kitô đi theo Chúa Kitô. Chuyện tai tiếng mà các bạn nói đến này là thật và đúng vậy, bao nhiêu lần chúng ta đã gây tai tiếng cho tín hữu Kitô, chúng ta gây tai tiếng: linh mục và giáo dân – vì con đường của Chúa Giêsu là một con đường khó. Đúng vậy, Giáo hội phải trần trụi.

Và các bạn nói đến nạn khủng bố của Quốc gia. Loại vứt bỏ này là một hình thức của nạn khủng bố. Tôi chưa bao giờ nghĩ đến, và các bạn làm cho tôi nghĩ đến. Tôi không biết các bạn sẽ nói gì, thật sự là như vậy. Nhưng đó không phải là những lời âu yếm. Giống như mình nói: không, ông/bà phải đi ra ngoài!

Giống như câu chuyện của một người vô gia cư ở Rôma: ông bị đau bụng. Khi bạn bị đau bụng, bạn đi cấp cứu, vào đó họ cho bạn một viên thuốc giảm đau và họ bảo bạn về, hẹn tái khám trong 15 ngày nữa.

Người vô gia cư đến gặp một linh mục, cha cảm động và nói với ông: “Tôi sẽ đưa ông đến bệnh viện nhưng ông phải giúp tôi: khi tôi giải thích cho họ tình trạng của ông thì ông phải giả ngất xỉu!” Và ông đã làm như vậy. Người vô gia cư đúng là một nghệ sĩ diễn hay. Ông bị viêm màng bụng! Người đàn ông này đã bị loại ra. Nếu ông đi một mình, ông sẽ bị loại ra và có thể sẽ chết. Cha xứ nhanh trí đã cứu ông. Cha xứ này không sống theo kiểu thời thượng.

Như thế có gọi là khủng bố không? Đúng chứ… người ta có thể nghĩ như vậy, nhưng tôi sẽ suy nghĩ chuyện này, xin cám ơn! Tôi xin chúc mừng kỷ niệm 50 năm thành lập Hãng thông tấn ANSA.

Hình: Đức Phanxicô làm phép bức tượng Chúa Giêsu, người vô gia cư của nghệ sĩ Timothy Schmalz ngày 20-11-2014 ở Vatican.
Hình: Đức Phanxicô làm phép bức tượng Chúa Giêsu, người vô gia cư của nghệ sĩ Timothy Schmalz ngày 20-11-2014 ở Vatican.

Nguyễn Tùng Lâm dịch