Ulysse, Orpheus… khi giáo hoàng dùng văn hóa Hy Lạp để nói về Chúa cho các bạn trẻ

73

Ulysse, Orpheus… khi giáo hoàng dùng văn hóa Hy Lạp để nói về Chúa cho các bạn trẻ

cath.ch, imd, 2021-12-06

Trước khi lên đường về Rôma ngày thứ hai 6 tháng 12, Đức Phanxicô nhấn mạnh với các bạn trẻ Hy Lạp: “Chúng ta không là tín hữu kitô vì chúng ta bắt buộc phải thế, nhưng vì đó là điều thật đẹp.” Để giúp các bạn trẻ nếm niềm vui Tin Mừng, ngài dùng đến huyền thoại và các triết gia Hy Lạp.

Đây là bài diễn văn chính thức cuối cùng của ngài trên đất Hy Lạp trước khi kết thúc chuyến tông du thứ 35 ra nước ngoài của ngài. Đức Phanxicô đến Saint-Dionysius của các nữ tu Dòng Ursuline ở Maroussi, ngoại ô thủ đô Hy Lạp, để nói chuyện với hơn 200 thanh niên công giáo, gần một nửa số này là con của người nhập cư Phi Luật Tân, Ukraina, Ba Lan và Croatia.

Sau khi nghe một số chứng từ, trong bài phát biểu của ngài, Đức Phanxicô dành thì giờ để trả lời các câu hỏi của các bạn trẻ đến từ tất cả các giáo phận của đất nước. Trả lời một cô cho biết cô thường có những hoài nghi trong đức tin”, ngài nói với cô, “những hoài nghi là thuốc bổ của đức tin” vì “chúng giúp củng cố đức tin, làm cho đức tin trở nên mạnh hơn, có ý thức hơn, tự do hơn, trưởng thành hơn”.

Nhưng khi nghi ngờ trở nên ngột ngạt, thì phải làm gì?, Đức Phanxicô viện dẫn đến triết học Hy Lạp để trả lời câu hỏi này.

Kinh ngạc là khởi đầu của triết học và của đức tin

Đức Phanxicô giải thích: “Tất cả bắt đầu bằng một tia chớp, một khám phá, được hình thành bởi một từ tuyệt vời: thaumàzein. Đó là ngạc nhiên, kinh ngạc thán phục.” Ngài nhấn mạnh: “Kinh ngạc này không chỉ là khởi đầu của triết học; nhưng đó cũng là khởi đầu cho đức tin của chúng ta.” Bởi vì trọng tâm của đức tin không phải là một ý tưởng hay một luân lý mà là một thực tại rất cao đẹp làm chúng ta “không thốt nên lời: chúng ta là con rất yêu dấu của Thiên Chúa!”

Vậy mà con người có xu hướng quên đi thực tế này. Khi đó Đức Phanxicô nêu lên câu hỏi: “Các con nhớ những dòng chữ nổi tiếng khắc trên bệ đền thờ Delphi không?”. Ngài trích dẫn: “Hãy biết chính mình”, ngài lập luận, ngày nay công thức này vẫn còn mang tính thời sự để hiểu giá trị của một người trẻ, họ không phụ thuộc vào “nhãn hiệu quần áo hay đôi giày” mình mang, nhưng vì mình là người duy nhất, và Chúa không bao giờ mệt mỏi khi yêu thương mình.

Sự cám dỗ và niềm vui Tin Mừng

Chính lúc này Đức Phanxicô nói về huyền thoại của các bài hát của nữ thần mình người đuôi cá đã quyến rũ các thủy thủ làm họ bị đắm trong đá. Ngài lấy làm tiếc: “Thực tế là ngày nay, những bài hát này muốn thu hút chúng ta bằng những lời quyến dụ khăng khăng, quyến rũ, tập trung vào tiền bạc dễ dàng, nhu cầu giả tạo của chủ nghĩa tiêu thụ, sùng bái thể chất, vui vẻ bằng mọi giá”.

Ngài nhắc lại, Ulysses muốn thoát khỏi những bài hát này đã tự trói mình vào cột buồm, ông nhờ Orpheus day một bài hát hay hơn: “Ông hát một giai điệu hay hơn tiếng hát của ngư nữ và làm chúng im bặt”.

Đó là hiệu quả mà niềm vui Tin Mừng phải tạo ra: “Sự kỳ diệu của Chúa Giêsu để mệt mỏi và buông xuôi thành thứ yếu”.

Đức Phanxicô trong vai trò huấn luyện viên thể thao

Nhân ám chỉ đến văn hóa Hy Lạp, một lần nữa, ngài đưa ra mối liên hệ giữa Thế vận hội Olympic hay cuộc thi Marathon – phát sinh từ Hy Lạp – và “thể dục dụng cụ của tâm hồn.” Ngài nói: “Ngoài tinh thần thi đấu, là điều tốt cho thể chất, còn có những chuyện tốt cho tâm hồn”.

Giống như một huấn luyện viên thể thao, sau đó ngài đưa ra chương trình của mình: “Để tập luyện cho buổi khai mạc, một mình vượt qua những quãng đường dài để rút ngắn khoảng cách với những người khác; ném trái tim mình qua các chướng ngại vật; nâng gánh nặng của người khác… ”.

Ngài hứa với những người trẻ này: “Được đào tạo trong lĩnh vực này sẽ làm cho các con hạnh phúc, giữ cho các con trẻ và làm cho các con thấy cuộc sống là một cuộc phiêu lưu đẹp biết bao!,.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch