Đức Hồng y Nguyễn Văn Thuận: bài học cho đại dịch

787

Đức Hồng y Nguyễn Văn Thuận: bài học cho đại dịch

fr.zenit.org, Hélène Ginabat, 2020-09-18

Đức Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Hình François-Xavier Nguyễn Văn Thuận © vanthuanobservatory.org

Để được phong chân phước, cần có một phép lạ

Vatican News tiếng Ý cho biết, cộng đồng người Việt tại Rôma đã tổ chức một thánh lễ tưởng niệm Đức Hồng Y Phanxicô-Xaviê Nguyễn Văn Thuận tại vương cung thánh đường Maria – Trastevere sáng thứ sáu 18 tháng 9 – 2020. Đức Hồng Y Kevin Farrell, bộ trưởng Bộ Giáo dân, Gia đình và Đời sống cử hành thánh lễ, Đức Hồng y Peter Turkson, Bộ trưởng Bộ Phục vu phát triển nhân bản toàn diện giảng lễ.

Đức Hồng y Thuận được Đức Phanxicô phong bậc đáng kính ngày 4 tháng 5 năm 2017, ngài qua đời tại Rôma ngày 16 tháng 9 năm 2002, thọ 74 tuổi. Bốn năm trước đó, ngài được Đức Gioan Phaolô II bổ nhiệm đứng đầu Hội đồng Giáo hoàng “Công lý và Hòa bình”. Ngài đã ở tù 13 năm không bị xét xử trong các nhà tù của chế độ cộng sản, từ năm 1975 đến năm 1988.

Bác sĩ cáo thỉnh viên Waldery Hilgeman của án phong chân phước của ngài giải thích: “Cần phải có một phép lạ. Văn phòng nhận được nhiều báo cáo về các trường hợp từ khắp các châu lục, tất cả đều được các chuyên gia xem xét và điều tra về các vấn đề kỹ thuật”. Chắc chắn đây là các dấu chỉ xin Hồng y cầu bàu nhưng chưa có trường hợp nào đáp ứng các “tiêu chuẩn đặc biệt” mà Giáo hội yêu cầu để được công nhận là phép lạ.

Nhân chứng của hy vọng

Cáo thỉnh viên nhấn mạnh: “Hy vọng là một trong các nhân đức phù hợp nhất với Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận”. Thêm nữa, hy vọng là chữ Đức Hồng y hay dùng trong các bài viết và bài diễn văn của ngài. Niềm hy vọng kitô mà ngài được dạy từ khi còn nhỏ, “tuôn ra trong tình yêu sâu đậm của ngài với Thập giá”. Niềm tin chín muồi trong mối quan hệ sâu đậm của hồng y với Chúa “trong nỗi cô đơn” khi ngài ở trong nhà tù.

Theo bác sĩ cáo thỉnh viên Waldery Hilgeman, “Hồng y Thuận có rất nhiều điều để dạy chúng ta trong thời kỳ đại dịch: “từ Thập giá, từ cô đơn, ngài luôn truyền hy vọng cho anh em mình”. Ngài khẳng định, “chúng ta phải hy vọng nơi người khác, vì những người này có thể được Chúa hoán cải và thay đổi tâm hồn họ, thay đổi vì điều tốt đẹp.”

Người anh của những người bách hại mình

Theo ngài, “hy vọng cũng là anh em, đó là truyền đức tin cho anh em mình, ở cùng với anh em mình”. Trong sự giản dị của mình, ngài luôn sẵn sàng hướng về người bên cạnh. Những gì ngài làm với các người cai ngục của mình như ngài nói: “Tôi yêu các bạn vì Chúa Giêsu đã dạy tôi như vậy.”

Bác sĩ cáo thỉnh viên cho biết: “Đức Hồng y Thuận yêu tất cả mọi người, ngài không phân biệt những kẻ bắt bớ ngài và bạn bè của ngài: tất cả họ đều là con của Chúa, ngài được gọi để yêu mến và ngài không ngần ngại làm”.

Trung thành với ơn gọi của mình

Bác sĩ cáo thỉnh viên Waldery Hilgeman kết luận: “Đức Hồng y Thuận là người tươi sáng, hạnh phúc, hoàn tựu và trung thành với ơn gọi của mình. Ngài ở đâu thì chính nơi đó là nơi Chúa chọn ngài để ngài làm chứng cho đức tin, để ngài làm tông đồ. Vì vậy, ngài luôn trung thành dù trong các điều kiện tự do cực kỳ hạn chế, khi ngài ở trong tù. Ở đó, ngài tiếp tục làm công việc của mình, như một linh mục, một giám mục. Ngài truyền giáo, ngài thắt chặt tình bằng hữu, ngài hát, ngài giảng dạy, ngài luôn tìm cách trung thành với ơn gọi chức thánh mà ngài đã được Chúa ban.”

Marta An Nguyễn dịch

Bài đọc thêm: ĐứcHồng y Nguyễn Văn Thuận, ngườisốngmộtngànthậpgiá