Linh mục và giáo dân: “Đào sâu sự cân bằng”

311

Linh mục và giáo dân: “Đào sâu sự cân bằng”

paris.catholique.fr, Laurence Faure, 2020-06-11

Trong mùa thụ phong, để suy ngẫm về chỗ đứng và hình ảnh của linh mục trong cộng đồng kitô hữu, chúng tôi phỏng vấn nhà giáo luật, Linh mục Emmanuel Boudet. Thách thức: biện luận chức tư tế chung của tín hữu và chức tư tế của các linh mục.

Linh mục Emmanuel Boudet, nhà giáo luật và giáo sư ngoại hạng ở Phân khoa Đức Bà ở Học viện Bernardins. © Laurence Faure

Báo Paris Notre-Dame – Đâu là thách thức của một “hiệp thông đổi mới lại” giữa các linh mục và giáo dân cho đời sống mục vụ?

Linh mục Emmanuel Boudet – Vấn đề hoạt động tông đồ giáo dân và chỗ đứng của linh mục trong cộng đoàn kitô hữu là trọng tâm của “hậu” Công đồng Vatican II với phần số các khó khăn của nó. Năm 2023 công đồng sẽ kỷ niệm 60 năm tuổi: đã qua một thế hệ. Đây là dịp để cùng làm việc lại về quan hệ giữa chức tư tế chung của tín hữu và chức tư tế sứ vụ của linh mục để làm nở ra hoa trái mới. Nếu ở một vài nơi, sự hiệp thông được điều chỉnh và đáng chú ý thì hai trở ngại này vẫn đang chờ chúng ta. Trở ngại của một giáo xứ bị giảm xuống thành hình ảnh kết hợp, nơi các chuyên ngành ơn gọi không còn xuất hiện nữa. Và đây là một loại “giáo sĩ hóa” của chức năng cộng đồng tập trung vào ý chí duy nhất của giáo sĩ, quên đi trách nhiệm của mỗi người. Chúng ta được mời gọi, một mặt, để chăm sóc sứ vụ của giáo dân, để sứ vụ này được tôn trọng về những gì họ đang có và có khả năng trở thành một sức mạnh hành động và đề nghị trong Giáo hội. Mặt khác là chăm sóc ơn gọi của các linh mục, nắm trọn chỗ đứng, trước hết là loan báo Lời Chúa. Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu chọn trước hết các tông đồ của Ngài để gởi họ đi rao giảng.

Trong sứ vụ, linh mục hành động “trong con người của Chúa Kitô”, người đứng đầu Giáo hội (In persona Christi capitis). Như thế có làm cho họ trở thành một con người khác không?

Linh mục là sứ vụ viên được phong chức. Trong chức vụ linh mục, vị linh mục thực hiện các hành động mà qua đó hành động của Chúa Kitô được diễn ra một cách thực sự và có hiệu quả. Chúng ta nói linh mục hành động trong con người của Chúa Kitô: thông qua linh mục, chính Chúa Kitô rửa tội, tha tội… Chúng ta hiểu thành ngữ “Trong con người Chúa Kitô” là gồm một số hành động đặc biệt (rao giảng, thánh hóa, điều khiển cộng đồng…). Nhưng linh mục không phải là hiện thân sống của Chúa Kitô. Linh mục vẫn là con người với các yếu đuối của con người. Còn giáo dân, họ cũng hành động qua và trong Chúa Kitô và có trách nhiệm thực tiễn trong việc loan báo Nước Trời. Qua bí tích rửa tội và thêm sức, họ được thừa hường quyền tự lập thật sự trong việc cầu nguyện, loan báo Lời Chúa, làm chứng cho cuộc sống. Hành động của họ trong nghĩa này không những chỉ phụ thuộc vào sự thúc đẩy của linh mục, nhưng chủ yếu là dưới sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần. Do đó thách thức là làm sâu đậm giữa vị trí của linh mục và sự tự lập chính đáng của giáo dân. Giáo hội không phải là binh đoàn có cấp bậc, nhưng là một cơ thể đa dạng, được kết hợp bởi Bí tích Thánh Thể, người mang Tin mừng.

Làm thế nào để giải thích danh xưng “cha” của linh mục?

Điều đó không có nghĩa linh mục đại diện cho Cha Vĩnh cữu, lại càng không đại diện cho người cha “tự nhiên” của con người. Danh xưng “cha” xuát phát từ tu viện, có nghĩa linh mục bắt đầu cuộc sống mới trong Chúa Kitô, qua các phép bí tích và qua lời rao giảng của họ (1 Cr 4, 15). Sự giải thích sai lệch một phần từ giáo dân, họ khoán trắng ý chí tự lập của mình cho linh mục “cha”; một phần khác là do linh mục đã để cho giáo dân ở vị trí “còn nhỏ.” Trong Giáo hội, mỗi tín hữu đã rửa tội được mời gọi để sống trọn vẹn các khả năng, các dấn thân của mình một cách có trách nhiệm. Và để biểu lộ sự hiệp thông, gương mặt của Chúa với thế giới.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: Tiếng nói của chúng ta quan trọng vì nó đi ngược dòng