Zurich: Tội lỗi được vào thùng tái hồi

100

Zurich: Tội lỗi được vào thùng tái hồi

cath.ch, Jacques Berset, 2019-08-25

Từ một thời gian gần đây, ở thành phố Zurich nước Thụy Sĩ, không những ve chai, đồ nhôm, đồ nhựa được tái hồi mà cả tội lỗi cũng được tái hồi! Khi thiết đặt dụng cụ của mình theo hình thức tòa giải tội, nghệ sĩ Beat Richert mong muốn người dân suy nghĩ về thói “đạo đức giả hai mặt” của mình.

Nghệ sĩ Beat Richert, 49 tuổi, có ý tưởng đặt thùng “Sündenentsorgungstelle” ở trung tâm lọc và tái hồi rác. Thời gian gần đây, nghệ sĩ Richert giúp đồng nghiệp của mình bỏ một số rác thải gia đình, ông quan sát thấy, người dân dường như rất nhẹ nhõm sau khi vứt rác thải. 

Nghệ sĩ Beat Richert trước thiết đặt thùng “vứt tội” | © Ueli Abt

“Họ nghĩ họ đang làm một cái gì tốt”

Người nghệ sĩ cho biết: “Có khi họ phải trả thêm năm quan vì số lượng rác quá quy định. Nhưng họ nghĩ họ đã làm một điều gì tốt, bởi vì đó là việc tái chế và điều này làm cho họ cảm thấy mình tốt”, lời nói của người nghệ sĩ chứa một ẩn ý.

Rác thải được loại ở thành phố Zurich nơi người nghệ sĩ sống được đựng trong các thùng được gọi là thùng chứa bề mặt. Dịch vụ loại bỏ và tái chế rác thành phố Zurich đã cung cấp miễn phí một trong các thùng chứa này cho nghệ sĩ để ông lắp đặt. Nghệ sĩ Richert đã biến đổi dụng cụ này trong một tòa nhà công nghiệp cũ ở Wohlen.

“Che giấu giùm tôi sự tiêu thụ quá mức này”

Thùng chứa này được mở bên hông. Có một chỗ ngồi và một hộp kim loại có cục đá. Bạn vào ngồi trong thùng, lấy cục đá và đi ra ngoài vứt vào ống như khi vứt chai lọ đã dùng rồi, cục đá sẽ rơi vào ống plexiglas và rơi lại vào hộp kim loại. Sau đó bạn vào ngồi lại bên trong theo chỉ dẫn và cười với tấm gương đặt bên trong thùng.

Ông Beat Richert nhìn sự việc từ bên ngoài: là người Thụy Sĩ ở nước ngoài, ông đã ở 18 năm ở Canada và quan sát cách thải rác của người dân tại đây. Ông cho biết: “Tái hồi đã trở thành chu kỳ tự nhiên của tiêu thụ.” Dưới con mắt người nghệ sĩ, cạm bẫy của việc này: tái hồi biện minh cho việc tiêu thụ quá mức. Nếu toàn thế giới tiêu thụ nhiều như người dân Thụy Sĩ thì phải cần gấp ba nguồn tài nguyên hành tinh này mới có thể cung cấp đủ.

Tái hồi, một mưu mẹo?

Người nghệ sĩ cũng chỉ trích việc tái hồi vẫn là chuyện hoàn toàn có thể xác định được. Ông khẳng định: “Việc nói dối về các sản phẩm bằng nhựa mới được khám phá gần đây. Trước đây người ta nghĩ chúng được xuất cảng qua Trung quốc, cho đến khi nước này trả về các đồ nhựa thì khi đó một chấm dứt”.

Dựng thùng “vứt tội” của nghệ sĩ Beat Richert | © Ueli Abt

Nghệ sĩ Beat Richert chỉ trích thói “đạo đức giả hai mặt” về môi sinh: “Mọi người đều muốn quay về với thiên nhiên, nhưng tốt hơn tôi không đi bộ về với thiên nhiên!” Và ông cổ động cho việc phát triển lâu dài: “Giảm bớt, dùng lại, tái hồi”, có nghĩa trước hết phải giảm số lượng rác, dùng các sản phẩm bền lâu hoặc dùng nhiều lần và cuối cùng mới tái hồi.

Một tư tưởng gần như có tính cách tôn giáo

Ông Richert nghĩ tái hồi phải trang trọng đề cao ở đất nước này: giải thoát khỏi mặc cảm tội lỗi, vì người dân lúc nào cũng bị dằn vặt mình tiêu thụ quá mức. Ông Richert cho biết ông là người “rất vô thần”, ông nói với chữ riêng của mình: “Ngày xưa, người dân đi lễ ngày chúa nhật, bây giờ ngày thứ bảy họ đi đến trung tâm tái hồi để bỏ rác.”  Vậy thì cũng tốt khi các nơi thải rác được gọi là “thiên đường tái hồi”.

Vì thế ông nảy sinh ra ý định thiết đặt “tòa bỏ tội”. Thời gian đầu ông có ý định đặt thùng này ở một điểm tái hồi và không ghi lời chú thích, nhưng ông không được phép của Dịch vụ loại bỏ và tái chế rác thành phố Zurich. 

Rất nhiều lời châm chọc

Vì thế việc thiết đặt sẽ được làm ở liên hoan “Zürcher Theaterspektakel”. Từ ngày 28 tháng 8, thùng tái hồi sẽ được đặt vài ngày ở Landiwiese, khách đến xem sẽ “vứt cục đá nặng trong tâm hồn của mình”.

Giải thoát mặc cảm tội lỗi được làm trong nháy mắt, cảm giác thoải mái chỉ là vứt cục đá. Ông Richert thừa nhận có rất nhiều người châm chọc công việc của ông. Tuy nhiên, ông hy vọng cái máy “vứt tội” sẽ khuyến khích nhiều người suy nghĩ về các tội của mình.

“Tội” là một cái gì rất “mật thiết”

Ông hiểu “chữ tội” có một cái gì rất “mật thiết”. Ở đây có một cái gì không thể hòa giải với hệ thống giá trị của riêng mình, ông nói tiếp: “Đó là lời mời gọi hòa giải với chính mình!” và ông cũng đã từng thanh tẩy như thế trong đời sống riêng của mình.

Trong nhiều năm người nghệ sĩ làm việc trong lãnh vực tiếp thị và truyền thông số và cũng đã là chủ của một đại lý truyền thông: “Tôi đã giúp phân phối các sản phẩm không cần thiết”. Vào thời đó, vì xác tín của mình, cũng đã có lúc ông từ chối một vài sản phẩm. 

“Nói ‘không’ luôn là điều xa xỉ”

Chẳng hạn, là người ăn chay, ông không bao giờ quảng cáo các sản phẩm có thịt. Tuy nhiên không phải lúc nào ông cũng trung thành với xác quyết của mình. Ông cho biết: “Nói ‘không’ luôn là điều xa xỉ. Đôi khi tôi tự hỏi, tôi có tự cho phép không hay giá quá cao. Chính ông, ông luôn thấy mình tốt hơn khi có mặc cảm tội lỗi về các công việc nghề nghiệp của mình.

Cùng lúc trong một chừng mực nào đó ông cũng thay đổi hướng, “tôi cố gắng tìm giải pháp, chứ không tạo vấn đề”. Cụ thể hiện nay ông dạy môn truyền thông cho các học sinh trung học. Ông lo các vấn đề chuyên ngành vi tính và cố vấn cho các phụ huynh có con ‘nghiện’ game. Ngoài ra ông giúp cho một trung tâm phòng chống lệ thuộc vào không gian mạng, cố gắng giúp người nghiện ra khỏi trò chơi trực tuyến gọi là miễn phí.

Và cuối cùng, việc đặt thùng ‘loại bỏ tội’ cũng là một cách đặt vấn đề về chứng nghiện tiêu dùng. Bất cứ ai nghiêm túc tham gia vào việc cài đặt sáng kiến này đều có thể suy nghĩ về việc mình phạm tội theo chuẩn mực giá trị riêng của mình và làm thế nào để trong tương lai mình hành xử tốt hơn. Chắc chắn điều này cũng sẽ tốt như khi vứt chất phế thải ra khỏi việc tiêu dùng của nó.

Marta An Nguyễn

 

Quy trình “vứt tội”

dịch