Jean Paul Hernandez: “Phải dò tìm niềm khao khát Chúa nơi người trẻ”

113

Jean Paul Hernandez: “Phải dò tìm niềm khao khát Chúa nơi người trẻ”

cath.ch, Raphael Zbinden, 2019-05-09

Linh mục Jean-Paul Hernandez, giáo sư thần học ở Phân khoa ở Naples và ở Đại học Gregorian ở Rôma | © Raphặl Zbinden

Linh mục Dòng Tên Jean-Paul Hernandez, cột trụ chính của Thượng Hội đồng Giới trẻ kêu gọi Giáo hội lắng nghe “tiếng kêu từ trái tim” của giới trẻ đang đi tìm Chúa. Các suy tư được chia sẻ với các thừa tác viên mục vụ giới trẻ Thụy Sĩ họp tại Geneve vào ngày 7 và 8 tháng 5 – 2019.

Trong bầu khí chăm chỉ học hành và nồng ấm, Linh mục Jean-Paul Hernandez trao đổi với khoảng bốn mươi thừa tác viên mục vụ giới trẻ Thụy Sĩ vùng nói tiếng Pháp ở Trung tâm Quốc tế Cải cách John Knox, tại Grand-Saconnex. Linh mục cùng đi với “giám mục của giới trẻ” Alain de Raemy và bà Claire Jonard, điều phối viên của Trung tâm Ơn gọi vùng Thụy Sĩ nói tiếng Pháp (CRV). Các cuộc thảo luận tập trung vào việc tìm hiểu và cụ thể hóa Tông huấn Đức Kitô Sống (Christus Vivit) mà Đức Phanxicô đưa ra sau thượng hội đồng.

Linh mục Hernandez người Tây Ban Nha, giáo sư thần học và là diễn giả tiêu biểu, nhân vật chính của Thượng Hội đồng Giám mục về đức tin, giới trẻ và phân định ơn gọi được tổ chức tại Rôma vào tháng 10 năm 2018. Đặc biệt ngài là thành viên của hội đồng gồm 23 chuyên gia được chuẩn duyệt cho cuộc họp.

Ngài cũng là cột trụ chính của chương trình “Living Stones” (Đá Sống), cố gắng làm cho người trẻ khám phá được ý nghĩa sâu đậm và thiêng liêng của các tác phẩm nghệ thuật, chủ yếu trong các tác phẩm kiến trúc kitô giáo. Một sáng kiến phù hợp với các nhóm hướng dẫn viên được đào tạo trên hơn 30 thành phố trên thế giới, mà nhóm đầu tiên bắt đầu ở nhà thờ chính tòa Fribourg. 

Đức Phanxicô kêu gọi người trẻ bằng cách nhắc cho họ “Đức Kitô Sống”. Một thông điệp mạnh nhưng hơi trừu tượng. Cha giải thích như thế nào trước các thừa tác viên có nhiệm vụ trao truyền cho các người trẻ?

Linh mục Jean-Paul Hernandez: Linh mục Pedro Arrupe, tác giả thiêng liêng người Tây Ban Nha đã viết “không có gì cụ thể hơn là gặp Chúa”. Đó là một lời khiêu khích vì người ta thường nghĩ Chúa là một cái gì trừu tượng, xa vời, lý thuyết, thậm chí là một luật. Tôi được xác nhận qua kinh nghiệm làm việc với các thừa tác viên, họ đã làm chứng, đây là cả một thách thức lớn lao để người trẻ có thể gặp Đức Kitô sống. Bởi vì đó là cuộc gặp gỡ cá nhân, cụ thể làm thay đổi đời sống của tôi. Chính cuộc gặp đó nằm trong huyền ẩn, mình không thể điều khiển được. Nhưng chúng ta có thể tạo ra các điều kiện thuận lợi. 

Đâu là các điều kiện thuận lợi?

Trước hết là lắng nghe. Sâu đậm, thông minh, thiêng liêng và phải biết dò tìm tiếng kêu thật của người trẻ. Đó là làm cho họ nhận thấy mình khao khát Chúa, và Chúa đang ở trong lòng mình.

Một điều kiện khác nữa là đặt đúng lời. Trên điểm này, trong Tông huấn Đức Kitô Sống, Đức Phanxicô đã nhấn mạnh đến việc “không bao giờ được im tiếng”. Chính yếu là Chúa yêu thương chúng ta. Đây là một cuộc đấu tranh, đặc biệt chống với các hình ảnh sai lầm về Thiên Chúa. Nhất là hình ảnh một Thiên Chúa thưởng phạt theo hành động của chúng ta. Một hình ảnh đã ghi trong tâm thức tập thể và ngay cả Giáo hội cũng lan truyền nó.

Các thừa tác viên đã tìm được con đường mới cho mục vụ giới trẻ | © Raphael Zbinden

Chúng ta cũng không được im lặng về tình yêu cứu rỗi này. Trong đời sống, chúng ta phải lấy ra hết những gì có hơi hướm của sự chết. Có thể đó là tội, là giam hãm mình trong các tổn thương, là không có khả năng đi tìm một ý nghĩa cho cuộc sống.

Nhưng nhất là phải nhấn mạnh đến việc Chúa là một nhân vị thực tế, sống động, với Ngài mình có một quan hệ đích thực.

Chúng ta biết Giáo hội khó khăn để huy động và cuốn hút giới trẻ. Cha chẩn đoán như thế nào? Các bạn trẻ có một hình ảnh sai lầm về Giáo hội không? Giáo hội nên thay đổi gì để lôi cuốn hơn?

Chúng ta cần tái khám phá lại hình ảnh truyền giáo của người mục tử nhân hậu. Nhưng trong tiếng Hy Lạp chữ “kalos” có nghĩa là “đẹp”. Cái đẹp này là cống hiến đời sống mình cho các con chiên của mình. Và cái này này làm cuốn hút.

Nếu có quá ít người trẻ là do Giáo hội chưa thể hiện trọn vẹn cái đẹp này. Vì thế chúng ta tất cả phải quay về Chúa Kitô quỳ xuống xin Ngài, để Ngài làm cho chúng ta là “các mục tử nhân lành” có khả năng mang lại sự sống cho họ. 

“Nạn giáo quyền không phải là vấn đề duy nhất của các linh mục”

Các thừa tác viên đã chất vấn cha nhiều về vấn đề giáo quyền và quyền lực của các linh mục. Có phải đây là một trong các trở ngại của giới trẻ không?

Bản chất của nạn giáo quyền là thiếu tin tưởng vào sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong tâm hồn người khác. Cuối cùng, đây là thiếu đức tin. Con người trở thành thần tượng của chính mình, nó chỉ dựa vào chính nó, nó không còn đi tìm Chúa Kitô nữa. Trong khi chúng ta là những người được định sẵn là những người đi tìm và nhận ra Chúa Thánh Thần nơi người khác.

Nạn giáo quyền không phải là vấn đề duy nhất của các linh mục. Đó là vấn đề của toàn Giáo hội, khi chúng ta thích có các câu trả lời đã có sẵn, các định nghĩa theo tự điển, các chương trình… và chúng ta từ chối lắng nghe Thần Khí nơi người trẻ, nơi người đến cuối cùng, nơi người thấp bé nhất. 

Cũng vậy với người không thấy mình dính gì với Giáo hội?Chắc chắn.

 

Với các nhóm “Living Stones”, cha tìm cách để các bạn trẻ quan tâm đến vấn đề thiêng liêng qua nghệ thuật tôn giáo.

Tôi nghĩ nghệ thuật là ẩn dụ của cái đẹp đích thực, cái đẹp đó là Chúa. Chủ yếu tất cả nghệ thuật là thiêng liêng, vì đó là tiến trình đi từ điều hữu hình để thấy điều vô hình. Chính vì vậy, nghệ thuật có được sức mạnh lôi cuốn cả người tin cũng như người không tin. Sau đó là phải có một bước nhảy cho sự kinh ngạc với kinh nghiệm nội tâm, kinh nghiệm thiêng liêng. Vì thế, đúng, nghệ thuật chắc chắn phải là cánh cửa hướng về Chúa, nhất là với người trẻ. Và đó là những gì chúng tôi đang thử làm với các nhóm “Living Stones”. 

Nhưng ngày nay các bạn trẻ đi tìm trong âm nhạc và phim ảnh. Có thể nào nên gặp họ trong các lãnh vực nghệ thuật này không?

Tôi nghĩ âm nhạc thiêng liêng là đã tồn tại, ngay cả ở môi trường ngoài Giáo hội. Các nghệ sĩ lớn trong ngành âm nhạc hay phim ảnh đương đại thường lấy chủ đề thiêng liêng hay tôn giáo. Dù các tác phẩm này thường lẫn lộn với văn hóa thế tục, nhưng chúng ta thấy ở đó một sự đi tìm Chúa rất sâu đậm.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch