“Chúng tôi cần những gương mẫu xác thực”
Rôma 19 tháng 3-2018. Họp tiền-thượng hội đồng các người trẻ. Buổi họp đầu tiên, bắt đầu công việc. | © B. Hallet
Các bạn trẻ ở tiền-thượng hội đồng đồng loạt xin: “Chúng tôi cần các gương mẫu lôi cuốn, nhất quán và xác thực.”
cath.ch, I.MEDIA, 2018-03-24
“Chúng tôi cần các gương mẫu thu hút cuốn, nhất quán và xác thực.” Đó là tiếng “kêu” của 300 bạn trẻ tham dự kỳ họp tiền-thượng hội đồng đưa ra trong bản tài liệu cuối cùng được công bố vào ngày 24 tháng 3 – 2018. Triển khai sau một tuần trao đổi ở Rôma, bản tài liệu này cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết được đào tạo.
Khi đưa ra tài liệu cuối cùng của mình, các bạn trẻ đưa ra mục tiêu của bản tài liệu: phải là “kim chỉ nam” cho các Nghị phụ sẽ họp thượng hội đồng vào tháng 10 sắp tới ở Rôma. Bản tài liệu cũng đưa ra các thực tế đặc biệt và khó khăn trong các bối cảnh sống khác nhau hiện nay của người trẻ. được công bố bằng tiếng Anh, bản tài liệu là bản ‘làm việc’ của nhiều ngôn ngữ khác nhau. Một ấn bản sẽ được trao cho Đức Giáo hoàng trong ngày chúa nhật Lễ Lá 25 tháng 3.
Các bạn trẻ cố gắng “mang lại ý nghĩa” cho một thế giới luôn thay đổi, chính họ viết ra trong tổng hợp này. Vì vậy, tất cả đều mong muốn có “một cảm giác thuộc về”, được các cộng đoàn nâng đỡ họ. Giáo hội đóng vai trò “chủ yếu” trong vấn đề này để đáp ứng với “ước mong có các cộng đoàn mạnh”.
Do đó, sứ mạng đầu tiên của cộng đoàn kitô hữu là phải mang lại cho người trẻ các “gương mẫu thu hút, nhất quán và xác thực”. Tài liệu giải thích rõ lời xin này: “Các người trẻ muốn có những chứng nhân xác thực, các ông, các bà có thể cho một hình ảnh năng động về đức tin của họ”. Các bạn trẻ lấy làm tiếc, thường thường sự thánh thiện gần như “không đạt đến được”.
Các bạn trẻ cũng đặc biệt quan tâm đến phụ nữ, những người đi tìm các hình ảnh quy chiếu, không phải về mặt trách nhiệm, nhưng về mặt sứ mạng: rất nhiều phụ nữ có một cái nhìn “ít rõ ràng” về chính vai trò của họ trong cộng đoàn tín hữu.
Các giải thích tốt hơn
Nhu cầu cho các gương mẫu này cũng phản ảnh trong yêu cầu đào tạo. Tài liệu nhấn mạnh;’Giáo hội phải tiếp tục loan báo thông điệp Tin Mừng và để Thần Khí hướng dẫn”. Các người trẻ lấy làm tiếc, thông thường khó để nghe sứ điệp Tin Mừng.
Nhất là về các vấn đề xã hội và cảm xúc: nếu có một số bạn trẻ không hiểu một vài giáo huấn của Giáo hội hay có những bất đồng sâu xa với các giáo huấn này, thì trước hết họ xin có các giải thích tốt hơn. Tương tự như vậy, các bạn trẻ hoan nghênh các sáng kiến mang lại hiểu biết tốt hơn về các bí tích.
Về ơn gọi, các bạn trẻ xin có một “thông hiểu đơn giản và rõ ràng” về điều này. Nếu họ hiểu phải mang lại cho đời sống mình một mục đích, thì họ không biết cách nào để “kết nối” mục đích này với “ơn gọi như một món quà và đó là lời kêu gọi của Chúa”. Theo các bạn trẻ, đây là dịp để Giáo hội có một vai trò trong việc nhận định ơn gọi, tháp tùng họ trong trách nhiệm cá nhân của họ để nghe tiếng Chúa.
Cần thiết cần những người tháp tùng
Các ước mong này không được thể hiện. Các bạn trẻ xin Giáo hội cho mình các người tháp tùng. Không nhất thiết phải là các tu sĩ thánh hiến, nhưng những người này phải là các tín hữu trung thành và dấn thân vào Giáo hội, vào thế giới. Tài liệu nhấn mạnh: “Một Giáo hội thu hút là một Giáo hội trong mối quan hệ”.
Những người hướng dẫn này phải có một đào tạo tốt. Họ không ở trên bệ, vì khi họ rơi xuống là cả một tác hại khủng khiếp nơi những người được tháp tùng. Đối với các bạn trẻ, đây không phải là những người “hoàn hảo, nhưng là những người tội lỗi được tha thứ” cùng đi bên cạnh họ.
Giáo hội cũng được gọi phải xác thực, có nghĩa là nhanh chóng và chân thành công nhận các lỗi lầm trong quá khứ và trong hiện tại của. “Một Giáo hội đáng tin cậy là một Giáo hội không sợ bị cho là mong manh”. Nếu Giáo hội được như vậy, thì “Giáo hội phân biệt mình với các thể chế khác và các cơ quan quyền uy khác, trong đó đa số người trẻ không tin tưởng vào”.
“Một Giáo hội quá khắc khe và đạo đức”
Giáo hội cũng không được tập trung về các vấn đề thể chế, nhưng tập trung trên con người. Các bạn trẻ lấy làm tiếc, đôi khi các mục tử có vẻ như ngắt kết nối và khi đó Giáo hội trở nên không thích hợp. Ngược lại, các bạn trẻ đòi hỏi: “Chúng tôi muốn một Giáo hội giúp chúng tôi tìm ơn gọi cho mình”.
Đối với các bạn trẻ, cộng đoàn công giáo phải là cộng đoàn đón nhận và thương xót: cộng đoàn phải yêu từng người một, kể cả những người không hợp với chuẩn mực của họ. Tài liệu ghi chú, thường thường Giáo hội tỏ ra “quá nghiêm khắc và đạo đức”.
Đào tạo lãnh đạo
Mặt khác, các bạn trẻ xin Giáo hội tin tưởng ở họ. Họ có thể là “sự hiện diện vui vẻ, nhiệt tình và có tính truyền giáo”, nếu không có điều này, các cộng đoàn có thể xem như ‘chết’. Chính vì vậy họ xin được tham gia vào tiến trình ra quyết định ở mọi cấp độ: từ nhóm tín hữu đến Giáo triều La Mã.
Do đó, Giáo hội phải phát triển các khóa đào lãnh đạo để các bạn trẻ lấy trách nhiệm và chăm lo cho sự “phát triển liên tục” của họ. Các chủng sinh và tu sĩ phải có khả năng tốt hơn để tháp tùng các bạn trẻ lãnh đạo này. Họ cho biết: “Chúng tôi cảm nhận một cách mạnh mẽ, rằng chúng tôi sẵn sàng để trở thành những người có trách nhiệm”.
Vì thế, các bạn trẻ xin Giáo hội cũng kết hiệp với họ ở những nơi sống của họ qua các con đường “sáng tạo” mới. Ở các trường học, các đại học, họ xin có một sự hiện diện mạnh hơn và hiệu quả hơn. Thông điệp Phúc Âm phải được loan báo trên các phương tiện truyền thông mới.
Về vấn đề này, Giáo hội phải dạy phân định để tránh rơi vào một “thực tế song song, thực tế không biết đến nhân phẩm con người”. Đúng vậy, nếu “các tiến bộ kỹ thuật đã “thật sự cải thiện đời sống chúng ta” thì các tiến bộ này cũng tạo một vài hoang mang và một vài tật xấu. Nhất là cơn khủng hoảng khiêu dâm đang lan rộng.
Marta An Nguyễn dịch
Xin đọc: Tài liệu cuối cùng của các người trẻ là “kim chỉ nam” cho Thượng Hội đồng Giám mục tháng 10 sắp tới
Tiền-thượng hội đồng giới trẻ: một cơ hội cho Giáo hội, một thách đố cho các giám mục