Làm thế nào để “săn sóc” các linh mục ấu dâm?

533

Làm thế nào để “săn sóc” các linh mục ấu dâm? 

lavie.fr, Sophie Lebrun, 2018-03-07

Trong quyển sách của mình, Chiến đấu chống lạm dụng tình dục trên trẻ em, linh mục tâm lý gia Stéphane Joulain tìm cách để hiểu các tác giả của các vụ lạm dụng tình dục và thử phác họa các con đường để có thể làm mạnh hơn việc chận để không bước qua hành động và để chận sự tái phát.

Chúng ta không thể hiểu được vì sao người của đức tin lại đi tấn công tình dục một em bé không? Làm thế nào để “săn sóc” các linh mục đã lạm dụng một hoặc nhiều em bé vị thành niên? Stéphane Joulain, linh mục, tâm lý gia đề cập vấn đề này trong quyển sách mới xuất bản gần đây của cha, Chiến đấu chống lạm dụng tình dục trên trẻ em (Combattre l’abus sexuels des enfants, DDB), một vấn đề đau đớn và cho đến bây giờ ít được đề cập đến. Một chọn lựa chín muồi qua kinh nghiệm tháp tùng các nạn nhân và qua công việc trị liệu với các tác giả của các vụ lạm dụng tình dục từ 15 năm nay. Sự dấn thân về mặt nghề nghiệp của linh mục do một xác tín: “Một trong các phương tiện tốt nhất để tránh cho một em bé bị lạm dụng là săn sóc những người, mà một ngày nào đó có nguy cơ làm điều xấu cho các em”. 

Chính vì vậy, linh mục Stéphane Joulain đặt lời của các nạn nhân vào trọng tâm tiến trình trị liệu những người đi xâm phạm. Các hệ quả của lạm dụng, “ánh mắt” của nạn nhân mà dưới mắt họ, linh mục hay tu sĩ ấu dâm, không thấy hoặc từ chối không chịu thấy: phần đen tối của họ, phần vi phạm của họ, sự dữ mà họ gieo rắc. Dựa trên công việc của triết gia Paul Ricœur về trách nhiệm của con người đứng trước chọn lựa của mình, linh mục mô tả quá trình của những người ấu dâm, đặc biệt các “lý do giả tạo” mà các tu sĩ thường nại ra: “Chúa đã tạo nên tôi như vậy; Chúa không chận tôi như thế Ngài đồng ý; nếu cùng cầu nguyện chung thì sẽ được…” Nhưng đừng quên tầm quan trọng của các điều kiện có thể góp phần cho việc bước qua hành động: “Nếu tội phạm tương lai biết rằng thể chế không làm gì để xử mình (…) thì một đại lộ thênh thang để đi đến con đường lạm dụng mở ra trước mặt họ”. 

Để chống nạn ấu dâm trong Giáo hội, linh mục Stéphane Joulain cho rằng phải hành động “với nạn nhân cũng như với tội phạm” và “thiết yếu là phải đưa vào chiều kích thiêng liêng trong việc chiến đấu chống lạm dụng tình dục trên trẻ em”. Dựa trên chủ thuyết “cá nhân hóa” của triết gia Paul Ricœur, linh mục khuyên nên có một “tiếp cận toàn diện” để giúp chữa lành các tác giả của các vụ lạm dụng tình dục mà linh mục tin là có thể chữa được. Tiếp cận này dựa trên đức tin: “Đời sống thiêng liêng của một người là một đời sống tăng trưởng và có thay đổi: trong sự tăng trưởng này, có thể khám phá được các giá trị nuôi dưỡng người đó, các giá trị có thể giúp họ trong việc chữa trị”. Linh mục kêu gọi Giáo hội và những người săn sóc đừng buông bỏ đường lối này, một đường lối mở ra một “khoảng không gian thiêng liêng”, trong đó các tác giả của các vụ lạm dụng có thể “sống trong sự gặp gỡ với một đấng thiêng liêng huyền bí, công chính và cứu độ”, xa hình thức “đấng thiêng liêng không thể làm gì và vì thế tội phạm không thể bị lên án”.

Nhất là linh mục Stéphane Joulain nhắc lại, rằng “cả xã hội” phải dấn thân “vào tiến trình săn sóc các tội phạm tình dục” và mong có một “đường lối mục vụ giáo phận về giáo dục phòng ngừa các vụ lạm dụng tình dục”, được như vậy sẽ là một thuận lợi lớn cho Giáo hội. Linh mục nhấn mạnh: “Toàn Giáo hội phải ý thức mình đã góp phần vào một văn hóa áp đặt thinh lặng trong một thời gian rất lâu đối với các nạn nhân của tội ác khủng khiếp này”.

Quyển sách với một tiếp cận giáo dục và dạy học vừa tầm tay với nhà giáo, tâm lý gia, giáo dân dấn thân, tất cả đều có thể góp phần của mình vào.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Xin đọc: Các linh mục bị kết án tội ấu dâm bây giờ như thế nào

Ấu dâm trong Giáo hội: Vì sao bà Catherine Bonnet xin từ chức