Những gì Đức Phanxicô nói về vụ lạm dụng tình dục ở Chi-lê

598

Những gì Đức Phanxicô nói về vụ lạm dụng tình dục ở Chi-lê

“Chúng tôi cam kết để điều này không xảy ra nữa”

Đức Phanxicô gặp các nhà cầm quyền ở Santiago, Chi-lê 17-1-2018

fr.zenit.org, Anita Bourdin, 2018-01-21

Ngày 18 tháng 1 – 2018, Đức Phanxicô trả lời cho các ký giả Chi-lê bằng tiếng Tây Ban Nha về vụ giám mục Barros: các lời của ngài chỉ nói đến trường hợp của giám mục Barros chứ không nói đến các nạn nhân của vụ lạm dụng tình dục. Ngài đã nói gì và nói trong bối cảnh nào? Thiết nghĩ trong khi có một vài hoang mang về các lời nói này, cũng không phải là vô ích để nhắc lại các lời nói và cử chỉ này. 

Các lời nói và cử chỉ ở Santiago

Tại Chi-lê, Đức Phanxicô đã hai lần đưa ra hai tín hiệu cho thấy ngài quan tâm đến các vụ lạm dụng tình dục của các tu sĩ.

Tín hiệu thứ nhất, các lời của ngài, đứng trước các nhà cầm quyền và Ngoại giao đoàn, ngày thứ ba 16 – 2018: Đức Phanxicô diễn tả “nỗi đau và nhục” trước “tội ác không còn sửa chữa được của các tu sĩ đã phạm trên trẻ em”. Ngài xin tha thứ và nói lên sự cam kết của Giáo hội để những chuyện này không còn xảy ra nữa: “Tôi muốn kết hiệp với các anh em trong hàng giám mục, vì chính đáng là phải xin lỗi và hết sức nâng đỡ các nạn nhân, và cùng một lúc chúng ta phải cam kết để điều này không còn xảy ra nữa.”

Tín hiệu thứ hai, bằng cử chỉ: ngày hôm sau, thứ tư 17 tháng 1, ngài đã tiếp các nạn nhân bị lạm dụng ở tòa sứ thần Santiago, Chi-lê, theo ông Greg Burke giám đốc văn phòng báo chí thì đây là một cuộc gặp gỡ “hoàn toàn có tính cách riêng tư và Đức Phanxicô đã lắng nghe nỗi đau khổ, đã cầu nguyện và khóc với họ”. Ông cho biết, Đức Phanxicô cho rằng, “các cuộc gặp gỡ tốt nhất là những cuộc gặp gỡ riêng tư”.

Các câu trả lời của Đức Giáo hoàng về một giám mục Chi-lê

Cần nhắc lại ở đây, linh mục Fernando Karadima, bây giờ 87 tuổi, năm 2011 đã bị Vatican kết án phạm tội lạm dụng tình dục và tâm lý trên trẻ em, linh mục đã không còn làm công việc mục vụ và phải lui về sống trong một tu viện để “cầu nguyện và ăn năn”, các sự việc đã được quy định bởi pháp lý Chi-lê.

Một trong các chủng sinh do linh mục Karadima đào tạo là giám mục Juan Barros Madrid, cựu giám mục trong quân đội, năm 2015 được Đức Phanxicô đề cử làm giám mục ở Osorno, một địa phận cách thành phố Temuco 250 cây số về phía nam, giáo dân trong địa phương của mình đòi phải thuyên chuyển giám mục Barros đi nơi khác, vì họ cho rằng, giám mục biết các chuyện của linh mục Karadima làm, điều mà giám mục chính thức phủ nhận.

Giám mục Barros cùng với các giám mục khác ở Chi-lê đồng tế cùng Đức Phanxicô ở Công viên O’Higgins, Santiago ngày 16-1, ở phi trường Maquehue, thành phố Temuco ngày thứ tư 17-1 và ở Công viên Lobito, thành phố Iquique ngày 18 tháng 1.

Báo chí Chi-lê phỏng vấn Đức Phanxicô chuyện này trước thánh lễ ngày thứ năm 18 tháng 1 ở Iquique. Ngài trả lời một cách ngẫu phát (video cho thấy) và chính xác về những lời cáo buộc chống giám mục Barros: “Ngày mà người ta cho tôi bằng chứng về giám mục Barros thì tôi sẽ nói chuyện này lại”. Các ký giả nằn nì hỏi tiếp, Đức Phanxicô nói thêm: “Không có một bằng chứng nào chống giám mục, tất cả là vu khống. Như thế là đã rõ chưa?”

Ngay lập tức, báo chí Chi-lê nói về sự hỗ trợ của Đức Phanxicô đối với giám mục Barros. 

Lời tuyên bố của Tổng Giám mục Boston

Đức Hồng y Sean O’Malley, tổng giám mục giáo phận Boston và chủ tịch Hội đồng Vatican bảo vệ trẻ vị thành niên do Đức Giáo hoàng thành lập, ngày thứ bảy 20 tháng 1 đã phát biểu về lời này của Đức Phanxicô trên trang mạng bostoncatholic.org.

Khi Hồng y trích lại lời của Đức Phanxicô, một phần, rõ ràng là ngài không trích theo ngữ cảnh, phần khác lại mang tính cách như Đức Phanxicô nói về các lời chứng của các nạn nhân, nhưng ngữ cảnh không phải như vậy, đây là nghi ngờ về sự im lặng thông đồng của một chủng sinh mà bây giờ người đó là giám mục. Thêm nữa, Hồng y nói về các lời tuyên bố này là ở Santiago nhưng chính ra là ở Iquique. Các lời ở Santiago là nói với nhà cầm quyền, chúng tôi đã trích ở trên.

Đây là bản dịch của chúng tôi từ tiếng Anh: “Điều có thể hiểu được về các lời của Đức Phanxicô ở Santiago, Chi-lê hôm qua là nguồn của nỗi đau lớn cho những người còn sống trong các vụ lạm dụng tình dục của hàng tu sĩ hay của các người khác. Những lời chuyển cho sứ điệp này: “Nếu anh chị em không chứng minh được các lời tố cáo của mình, thì anh chị em sẽ không được tin”, bỏ đi những người đã đau khổ của các tội ác đáng bị khiển trách và bị xúc phạm đến nhân phẩm, để các nạn nhân sống sót trong sự mất uy tín”.

Tuy nhiên, Đức Hồng y đã cẩn thận, ngài nhận biết: “Vì cá nhân tôi không ở trong các tình huống của cuộc phỏng vấn hôm qua, nên tôi không giải thích được vì sao Đức Giáo hoàng lại chọn những chữ đặc biệt như thế trong lúc đó. Nhưng tôi biết, Đức Phanxicô nhận thức đầy đủ các thất bại to lớn của Giáo hội và của hàng giáo sĩ đã lạm dụng trẻ em và tác hại vô cùng của những tội ác này đối với các nạn nhân sống còn và thân nhân của họ”.

Sau đó, Hồng y làm chứng về cách mà giáo hoàng tiếp các nạn nhân vì hồng y có tham dự trong vài cuộc gặp này, Đức Giáo hoàng đã cầu nguyện cho các nạn nhân và thân nhân của họ. 

Các bài đọc của lời tuyên bố của Hồng y O’Malley

Đối với một số người, có vẻ như lời tuyên bố của Hồng y nhằm để bảo vệ Đức Phanxicô khi nhắc lại sự cam kết thường xuyên của ngài. Nhưng rõ ràng phản ứng của hồng y nhiều khi bị báo giới diễn đọc theo một cách khác…

Vatican News đưa ra tựa đề: “Hồng y O’Malley tái khẳng định sự cam kết của Đức Phanxicô đối với các nạn nhân các vụ lạm dụng.” Và Vatican News đăng toàn bộ bài tiếng Anh.

Báo Boston Globe đăng: “Hồng y O’Malley tuyên bố chống lại lời nói của Đức Giáo hoàng về các nạn nhân các vụ lạm dụng tình dục ở Chi-lê”. Các tựa của các báo khác ở Boston cũng đăng theo chiều hướng này, ngược với lời nói của Đức Giáo hoàng và của Hồng y O’Malley. Còn các lời trích của Globe lại càng không phù với các lời của Đức Giáo hoàng. Chắc chắn là do giới hạn của các bản dịch.

“Làm việc” để không bao giờ “xảy ra nữa”

Về phần mình, ngay ngày hôm sau, 17-1, khi Đức Giáo hoàng lên tiếng, linh mục Dòng Tên Hans Zollner, giám đốc Trung tâm Bảo vệ Trẻ vị thành niên của Giáo hoàng Học viện Gregoria và thành viên của Ủy ban Tòa thánh Bảo vệ Trẻ vị thành niên đã nói về lời của Đức Phanxicô và cuộc gặp của ngài với các nạn nhân như sau: “Sự quan tâm đặc biệt đến các nạn nhân là một điểm đi bước trước trong các vấn đề hàng đầu của Đức Phanxicô. Lòng thiện cảm, sự gần gũi, sự giúp đỡ về mặt thiêng liêng của ngài rất quan trọng cho tiến trình chữa lành có thể có được. Những gì ngài nói hôm qua khi vừa mới đến Santiago và những gì ngài làm sau khi gặp các nạn nhân chứng tỏ cho thấy ngài ý thức đến như thế nào về vấn đề này, ý thức Giáo hội phải làm nhiều hơn nữa để giúp các nạn nhân. Và ngài đã làm gương, đó là điểm rất quan trọng”.

Tháng 7 năm 2014, ngài đã gặp một nhóm nạn nhân bị lạm dụng tình dục ở Vatican: “Tôi có mặt lúc đó…, chính mắt tôi thấy, ngài đã phản ứng như thế nào trước đau khổ và cực hình của họ”.

Từ cuộc gặp tháng 7 năm 2014, linh mục Zollner làm chứng cho kết quả của cuộc gặp này: “Hai người mà tôi cùng đi với họ đã có nhiều tiến bộ trong cuộc sống, và nếu chúng tôi có thể nói, một hình thức nào đó, họ đã ‘lành’. Một cách nào đó, đây là một tiến trình trên con đường giải hòa với chính cuộc sống của họ, với vết thương sâu đậm này và cả với Giáo hội.”

Còn về sự quan tâm của quần chúng về vấn đề lạm dụng tình dục do các linh mục phạm, linh mục Zollner cho rằng, đây là một “vấn đề không bao giờ rời chúng tôi”. Linh mục nói thêm: “Nhưng Giáo hội công giáo cũng cho thấy nét đa dạng trong các đáp ứng của các giáo hội địa phương, phải đón nhận các nạn nhân, làm tất cả mọi cách để có thể phòng ngừa không để các chuyện này xảy ra”.

Marta An Nguyễn dịch

Xin đọc: Chi-lê: “Đức Phanxicô thật sự gần với các nạn nhân” 

Đức Phanxicô gặp các nạn nhân bị lạm dụng tình dục ở Chi-lê

Các nạn nhân của các linh mục phạm tội ấu dâm trên thế giới kết hợp với nhau