Đức Phanxicô trên đi-văn

141

lemonde.f, Elisabeth Roudinesco, 2017-09-30

Ở tuổi 42, Đức Jorge Maria Bergoglio theo một phân tích trị liệu trong vòng 6 tháng: đây là một trong các chuyện mới, chưa được biết của quyển sách trao đổi giữa Đức Phanxicô và nhà xã hội học Dominique Wolton.

Bài của bà Elisabeth Roudinesco, sử gia và cọng tác viên của báo “Thế giới sách vở”

Trong quyển sách phỏng vấn của nhà xã hội học Dominique Wolton, Đức Jorge Mario Bergoglio, con của gia đình di dân người vùng Piémont nước Ý, người theo chủ nghĩa cải cách dân túy của Tổng thống Juan Peron ở Argentina, đã có lời khen khoa phân tâm, giải thích chính đáng, ở Argentina khoa phân tâm của Freud là một văn hóa thật sự và chính ngài cũng lui tới với các trị liệu gia ở các khoa ngành khác, kể cả “khoa trị liệu đồng cân” (homéopathie).

Trước người nghe đang sững sờ, ngài nói thêm, khi 42 tuổi, ngài đi trị liệu một tuần một lần trong vòng 6 tháng với nhà phân tâm gia người “do thái”, bà đã giúp ngài rất nhiều trong các trạng huống khó khăn. Danh từ “do thái” ngài dùng, có nghĩa thuộc về một tôn giáo.

Cuộc phiêu lưu chủ quan

Với những lời như vậy, ngài xác nhận một sự kiện đã được biết đến: Argentina là nước duy nhất trên thế giới mà khoa phân tâm, một hiện tượng ở thành thị, là một sự việc xã hội, chứ không phải chỉ ở trong khuôn khổ văn phòng của các phòng khám tư. Ở Buenos Aires, người ta không nói “theo một trị liệu” nhưng nói “phân tích tâm lý”. Nói cách khác, so với Âu châu, tại đây việc đến văn phòng nhà phân tâm học trước hết là một công việc phân tích cho chính bản thân mình.

Như thế ngành phân tâm ở Argentina giống như dân chúng của họ: một làn sóng người di dân, nơi việc đi tìm một phiêu lưu cho chính mình thì quan trọng hơn mọi hình thức y khoa khác. Nhưng đó cũng là câu chuyện của gia đình: ở Buenos Aires, người dân là họ hàng con cháu với nhà phân tâm gia, họ con trai, con gái, anh chị em họ, cháu của nhà phân tâm và suốt cuộc đời mình, họ có những “đoạn” liên tiếp đi nhiều nhà phân tích khác nhau, mà chính những nhà phân tâm gia này cũng để suốt đời mình để đi phân tâm chính mình. Nhà phân tâm học của người di dân là một hình ảnh thân thuộc trong đời sống hàng ngày. Chính vì vậy mà bây giờ Tổng thống Mauricio Macri vẫn còn tiếp tục đến văn phòng phân tâm gia của mình khi ông được bầu vào chức vụ Tổng thống năm 2015, một điều không thể hình dung được ở một nước khác.

Quốc gia ở trong tình trạng khủng khiếp

Năm 1978, khi Đức Bergoglio đến nhà phân tâm học thì Giáo hội công giáo không còn gây hấn với chủ thuyết của Freud. Năm 1973, Đức Phaolô VI đã nhấn mạnh: “Chúng tôi đánh giá cao lãnh vực này, một lãnh vực bây giờ nổi tiếng với các nghiên cứu nhân chủng học”.

Giai đoạn Đức Bergoglio đi nhà phân tâm xảy ra trong thời Quốc gia lâm vào tình trạng khủng khiếp, giai đoạn xấu nhất của chế độ độc tài quân sự của đại tướng Videla và những “người mất tích”, mà chương trình nhân danh “kitô giáo phương Tây” nhằm loại bỏ chủ nghĩa mát-xít, khoa phân tâm học và nền dân chủ. Giữa những năm 1976 và 1981, Giáo hội Argentina muốn giữ thế trung lập, cũng như phần lớn các tổ chức của khoa phân tâm học. Các tu sĩ Dòng Tên tỏ ra chống đối bị bách hại và bị tra tấn. Vì thế người ta muốn biết xem sự phân tích của nhà phân tâm gia này như thế nào, được biết trong giai đoạn này, ngài không tham dự vào cuộc chống đối chế độ độc tài đẫm máu này của Châu Mỹ La Tinh.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch