Spotlight, cuốn phim các giám mục, linh mục và chủng sinh phải xem về câu chuyện khủng khiếp các vụ lạm dụng tình dục của các linh mục Mỹ

2609

cath.ch, Bernard Litzler, Maurice Page, 2016-02-23

Spottlight

Spotlight kể câu chuyện điều tra của các ký giả nhật báo Boston Globe năm 2002, năm khám phá các trường hợp ấu dâm của các linh mục Mỹ. Spotlight, cuốn phim có tiếng vang quốc tế kể đời sống của các ký gia, họ đã để trọn một năm để làm cuộc điều tra, năm 2002 họ đưa ra các trường hợp ấu dâm của các linh mục địa phận Boston, một tỉnh ở miền Đông nước Mỹ.

Vụ tai tiếng bùng ra đã làm cho Đức Hồng y Bernard Law, địa phận Boston phải từ chức và bị khép vào tội đã che đậy cho các linh mục phạm tội. Trong hàng chục năm, Giáo hội công giáo địa phương đã che đậy các vụ ấu dâm này. Cuốn phim dài kể câu chuyện rúng động của hàng ngàn nạn nhân và làm chấn động nước mỹ cũng như Giáo hội công giáo. Câu chuyện ở Boston đã có tính cách quyết định, đã khởi đầu cho một loạt tố cáo lạm dụng tình dục ở Mỹ cũng như ở Âu Châu.

Bầu khí được thoa dịu hơn ở Mỹ

Cuốn phim được đem chiếu vào tháng 9-2015 lúc Đức Giáo hoàng đi Bắc Mỹ. Được truyền thông hỏi, hàng giáo sĩ Mỹ trình bày quá khứ không mấy huy hoàng của họ. Văn phòng Bảo vệ Trẻ em của Hội đồng Giám mục Mỹ công bố một bản thông tin gởi cho tất cả các địa phận để trả lời cho các câu hỏi được đưa ra khi giáo dân xem phim Spotlight. Từ mười lăm năm nay, tình trạng đã dần cải thiện. Hàng năm, các tòa giám mục Mỹ tiêu hàng chục triệu đô la để bảo vệ trẻ em.

Tổng Giám mục Donald Wuerl, địa phận Washington D.C. hướng về các cơ quan khác: “Ước mong của tôi là các cơ quan khác như hệ thống trường học công cộng cũng làm như Giáo hội đã làm để có thể bảo vệ trẻ em như chúng tôi đã bảo vệ”.

Cuốn phim đã giúp đặt lại vấn đề ấu dâm, một vấn đề đang được xem xét. Phát ngôn viên của địa phận Boston, ông Terry Donilon, đã khẳng định với nhật báo Boston Globe: “Ngày nay, tuyệt đối không chấp nhận lạm dụng tình dục. Zero chấp nhận…”.

Một sự kiện rất cảm động, khi đến Philadelphia, Đức Phanxicô đã gặp gia đình các nạn nhân bị lạm dụng tình dục. Bầu khí được thoa dịu hơn nhưng các hiệp hội của các nạn nhân mong Giáo hội công giáo đi đến cùng trong việc minh bạch hóa của họ.

Giáo hội sẽ không bao giờ quên các vụ lạm dụng tình dục

Tháng 1 năm 2012, mười năm sau khi phát hiện các vụ lạm dụng tình dục, Đức Hồng y  Sean Patrick O’Malley, địa phận Boston bảo đảm “Giáo hội sẽ không bao giờ quên cơn khủng hoảng của các vụ lạm dụng tình dục”. “Điều không chối cãi là những người sống sót sau các vụ lạm dụng tình dục này đã rất đau khổ. Giáo hội cũng như Tòa giám mục, chúng tôi sẽ không bao giờ ngừng mà không nói lên nỗi đau buồn sâu xa của chúng tôi, chúng tôi xin các nạn nhân bị tổn thương sâu đậm tha thứ cho chúng tôi”, hồng y Mỹ viết.

“Khi đưa ra vấn đề lạm dụng tình dục và khi buộc chúng tôi phải xử lý, các hệ thống truyền thông đã giúp cho Giáo hội bảo vệ trẻ em được tốt hơn. Tất cả chúng tôi xem việc bảo vệ trẻ em có một tầm quan trọng và đáng được sự ủng hộ của giới truyền thông về vấn đề này”, Đức Tổng Giám mục ghi nhận.

Sau khi Đức Hồng y Law ra đi, Đức Hồng y O’Malley tại chức từ tháng 7 năm 2003, ngài cho biết đã gặp hơn một ngàn nạn nhân và gia đình của họ. “Là những nhà lãnh đạo Giáo hội, chúng tôi nhận trách nhiệm về những lỗi lầm này mà cấp bậc Giáo hội đã không thể và đã không trả lời nhanh nhất và cương quyết nhất.’

Xem hay không xem phim?

Trả lời cho báo La Repubblica, Đức Tổng Giám mục Charles Scicluna của Malta nói, “cuốn phim này, tất cả các giám mục, các hồng y và nhất là những người có trách nhiệm hướng dẫn tâm hồn đều phải đi xem để hiểu sự tố cáo đã cứu Giáo hội, chứ không phải ‘luật cấm nói’cứu.” Giám mục Scicluna là công tố viên, chủ tịch hội đồng đặc biệt để xử lý trường hợp các linh mục vi phạm nặng, hội đồng này ở trong bộ Giáo lý Đức tin. Ngài cho biết, “bản năng bảo vệ danh tiếng bằng mọi giá là hoàn toàn sai lầm lớn, mà đáng tiếc thay ý tưởng này hồi đó lại ở trong Giáo hội. Không có lòng thương xót nếu không có công chính”, Giám mục Scicluna giải thích.

Linh mục Pierre Amar thuộc địa phận Versailles và là chủ biên trang blog Padreblog đã đi xem phim. Linh mục trả lời trên trang mạng radionotredame.net: “Tôi mặc áo dòng đi xem phim. Chiều hôm đó tôi mang một băng chéo. Tôi không được thoải mái cho lắm. Trong khi xem phim, tôi muốn nôn vì đó là gia đình tôi, Giáo hội của tôi. Vào cuối phim tôi đã khóc, nhưng tất cả những chuyện này chẳng là gì so với những gì các nạn nhân đã phải sống, các sự kiện này thật thê thảm, thật nhục cho Giáo hội”. Linh mục nói tiếp: “Tôi nghĩ các linh mục, các chủng sinh phải đi xem phim này nhưng tôi can các giáo dân đừng đi. Vì sau khi xem phim xong họ sẽ bị bệnh. Phải hét lên, phải giận lên, phải điên lên. Đó là một phim rất khó xem.”

Trên trang Facebook của mình, tu sĩ dòng Đa Minh Philippe Lefebvre cực lực khuyên giáo dân đừng đi xem phim: “Giáo dân không nên đi xem phim này, cuốn phim chỉ dành cho hàng giáo sĩ. Cuốn phim nói lên cách nào những người không phải là linh mục lại có can đảm nhìn thực tế trước mặt và phản ứng trong khi các giáo sĩ lại không muốn thấy gì, biết gì, thế nên chỉ các linh mục mới nên đi xem, giáo dân đi họ sẽ không chịu đựng nỗi. “ Đối với giáo sư trường Đại học Fribourg này, thì thật lạ lùng khi “nói ngược lại với những gì cuốn phim đưa ra và tiếp tục khép kín hệ thống giáo sĩ trong một bình bịt kín… (…) Người ta có cảm tưởng như có một vài giáo sĩ không học gì hết, không nghe gì hết, không hiểu gì hết.”

Spotlight

Trong ngày trao giải Oscar 28 tháng 2 sắp đến, cuốn phim được đưa vào đề cử phim hay nhất, nhà sản xuất hay nhất, nam diễn viên phụ Mark Ruffalo hay nhất, nữ diễn viên phụ Rachel McAdams hay nhất. Đạo diễn phim là Tom McCarthy, kịch bản của McCarthy và Josh Singer. Bộ phim nói về một đội có tên là Spotlight của tờ The Boston Globe chuyên điều tra các vụ giáo sĩ xâm phạm tính dục trẻ em trong khu vực Boston.

Marta An Nguyễn chuyển dịch