Việt Nam: Nước “đáng ngại” cho tự do tôn giáo

649

aleteia.org, 05-08-2015

10511662_370242963150541_4893067647029474006_o
Cộng đoàn Cưti, Tây Nguyên

Hội đồng Mỹ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới muốn đưa Việt Nam vào danh sách “các nước đặc biệt đáng quan ngại về tự do tôn giáo”.

Hội đồng Mỹ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới (USCIRF) vừa công bố bản báo cáo thường niên về vấn đề tự do tôn giáo trên thế giới năm 2014. Bản báo cáo nhấn mạnh có ít cải thiện trong những vấn đề đã được đề cập đến, đặc biệt trong các nước mà Hội đồng đã đề nghị xếp họ vào các quốc gia “đáng quan ngại” trên lãnh vực tự do tôn giáo, một danh sách được nước Mỹ thiết lập hàng năm.

Các quy định luật pháp đáng lo ngại

Việt Nam là một trong 17 nước được Hội đồng quốc tế này chỉ định. Chính quyền Việt Nam đã có những biện pháp khắc khe trên tất cả các tôn giáo qua các quy định về mặt luật pháp đáng lo ngại. Các giới hạn chặt chẽ được ấn định cho các sinh hoạt tôn giáo mà đáng lẽ những sinh hoạt này phải được độc lập. Có những áp lực nặng nề trên các nhóm tu sĩ mà nhà nước không công nhận tình trạng của họ và áp lực trên một số người đặc biệt.

Trong danh sách này có Giáo hội Phật giáo Thống nhất, các Phật tử Khmer Krom (người gốc Cao Miên nhưng sống tại miền Nam-Việt Nam), các tín hữu Cao Đài, Công giáo, Tin Lành H’mong, những người miền thượng ở Cao Nguyên Trung Việt cũng như các tín hữu Mennonite của tỉnh Bình Dương. Trong dịp này, bản báo cáo cũng đưa ra sự lượng định riêng của mình về các con số thống kê tín hữu ở Việt Nam, thường những con số này gây tranh cãi: đa số 90 triệu dân Việt Nam là phật tử, 6 triệu công giáo và 1 triệu tin lành.

Hội đồng Mỹ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới chỉ trích mạnh nghị định 92, được áp dụng vào năm 2013 và nhằm cải cách các quy định về các tín ngưỡng và các tôn giáo năm 2004 để kiểm soát gắt gao các sinh hoạt tôn giáo và làm cho các nhóm tu sĩ mới thành lập bị khó khăn khi đăng ký với nhà cầm quyền.

Có từ 100 đến 200 tù nhân lương tâm

Bản báo cáo tố cáo bộ Hình luật Việt Nam, đặc biệt luật số 88 và 258, mà theo các luật này, rất nhiều người chiến đấu cho nhân quyền, các nhà lãnh đạo tôn giáo đã bị bắt, bị buộc vào tội chống đối chính phủ. Theo bản báo cáo này, có vào khoảng từ 100 đến 200 tù nhân lương tâm ở Việt Nam, trong số này có các tu sĩ. Tuy nhiên, các thành viên của hội đồng Mỹ không trực tiếp chỉ trích thái độ của Chính quyền đối với các tôn giáo. Bản báo cáo ghi nhận có một vài tiến bộ trong lãnh vực này.

Năm 2015, Việt Nam và Mỹ chuẩn bị lể kỷ niệm 20 năm tái bang giao giữa hai nước, trước đó họ ngưng bang giao và chống đối nhau. Bản báo cáo ghi nhận, trong thời buổi đó, tương quan giữa hai nước vẫn được phát triển ở nhiều lãnh vực. Tình trạng nhân quyền và tự do tôn giáo là các vấn đề mà hai bên thương thuyết dù họ thường hay bất đồng ý trên chủ đề này, bản báo cáo ghi nhận như trên. Sự phát triển bang giao sẽ đưa đến việc đối thoại về tự do tôn giáo và nhân quyền là những chủ đề vẫn còn rất quan trọng trong các cuộc thương thuyết giữa hai quốc gia.

Ghi nhận có sự thoái hóa

Đây không phải lần đầu tiên Hội đồng Mỹ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới yêu cầu ghi tên Việt Nam vào danh sách các nước không tôn trọng tự do tôn giáo. Với sự đề nghị của hội đồng, Việt Nam đã bị ghi tên vào danh sách này từ năm 2004 đến năm 2006. Năm 2006, Việt Nam có những tiến bộ đối với các tổ chức tôn giáo khác nhau và được Nhà Nước bảo đảm trên lãnh vực này nên Việt Nam được rút ra khỏi danh sách. Tuy nhiên, theo Hội đồng, các tiến bộ của Việt Nam năm 2006 đã không được tiếp tục. Vì thế trong những năm gần đây, Hội đồng tiếp tục đề nghị đưa Việt Nam vào danh sách các nước đáng quan ngại trong lãnh vực tự do tôn giáo.

Giáo dân thăm hỏi nhau sau thánh lễ, dịp tết 2015, tại nhà thờ Hạnh Thông Tây, Sài Gòn
Giáo dân thăm hỏi nhau sau thánh lễ, dịp tết 2015, tại nhà thờ Hạnh Thông Tây, Sài Gòn

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch